Các nguồn gốc Mông Cổ Hãn_quốc_Kim_Trướng

Sự phá huỷ Suzdal của quân đội Mông Cổ. Từ biên niên sử Nga thời Trung Cổ

Khi mất, Thành Cát Tư Hãn đã chia Đế quốc Mông Cổ cho bốn người con trai. Truật Xích (Jochi) là con trai trưởng, nhưng đã mất sáu tháng trước Thành Cát Tư Hãn (nguồn gốc của ông cũng bị nghi ngờ). Vùng đất cực tây do người Mông Cổ chiếm đóng, gồm phía nam NgaKazakhstan, được trao cho những người con lớn nhất của ông này: Hãn Bạt Đô (Batu), người cuối cùng thành hãn của Thanh Trướng hãn quốc; và hãn Oát Nhi Đáp (Orda), người trở thành hãn của Bạch Trướng hãn quốc.[7][8] Năm 1235, Bạt Đô cùng đại tướng Tốc Bất Đài (Subedei) bắt đầu tiến về phía tây, đầu tiên chinh phục người Bashkirsau đó tiến về Volga Bulgaria năm 1236. Từ đây, năm 1237 ông chinh phục một số vùng thảo nguyên phía nam Ukraina, buộc người Cuman địa phương phải rút về phía tây. Chiến dịch quân sự chống lại người Cuman đã được Truật Xích, con trai của Thành Cát Tư Hãn, khởi động năm 1223 khi quân đội của ông tìm cách tiến vào bán đảo Krym. Mãi tới năm 1239 hầu hết người Cuman mới bị đuổi khỏi bán đảo và Krym trở thành một trong những ulus của Đế quốc Mông Cổ.[9] Các tàn tích của người Cuman Krym còn lại ở dãy núi Krym trong khi hầu hết bán đảo trở thành nơi sinh sống của những người Tatar đi chinh phục. Tiến về phía bắc, Bạt Đô bắt đầu xâm lược Rus và trong ba năm đã chinh phục các công quốc Nhà nước Kiev, trong khi những người cháu của ông Mông Kha (Möngke), Khoát Đoan (Kadan) và Quý Do (Guyuk) tiến về phía nam vào Alania.

Dùng những người Cuman di cư làm casus belli (nguyên nhân gây chiến), đội quân của Bạt Đô, với những người anh em và cháu chắt, gồm cả Tích Ban (Shiban), Oát Nhi Đáp, Khoát Đoan và khả hãn tương lai Mông Kha, tiếp tục đi về phía tây, cướp phá Ba LanHungary và đỉnh cao là trận Legnicatrận Muhi. Tuy nhiên, năm 1241 đại hãn Oa Khoát Đài (Ögedei) chết tại Mông Cổ. Bạt Đô quay trở lại từ nơi đang vây hãm Viên để tham gia vào cuộc tranh chấp quyền kế vị. Quân đội Mông cổ không bao giờ còn có thể đi xa như vậy về phía tây. Năm 1242, sau khi rút qua Hungary (phá huỷ Pest trong quá trình đó), và chinh phục Bulgaria,[10] Bạt Đô thiết lập kinh đô tại Sarai, kiềm chế vùng hạ lưu sông Volga, tại địa điểm kinh đô Atil của người Khazar. Ngay trước sự kiện này, Bạt Đô và em trai của Oát Nhi Đáp là Tích Ban rời đội quân của Bạt Đô và được phong cho ulus rộng lớn của riêng ông ở phía bắc dãy núi Ural dọc theo sông Obisông Irtysh.

Sau khi Mông Kha chết năm 1259, cuộc chiến tranh giành quyền kế vị diễn ra giữa Hốt Tất LiệtA Lý Bất Ca (Ariq Böke) đánh dấu sự chấm dứt của một đế quốc Mông Cổ thống nhất. Cuộc chiến giữa Kim Trướng hãn quốc dưới sự chỉ huy của hãn Biệt Nhi Ca (Berke) và hãn quốc Y Nhi của hãn Húc Liệt Ngột (Hulagu), cuộc chiến tranh Biệt Nhi Ca-Húc Liệt Ngột, nhanh chóng bùng phát năm 1262. Kim Trướng hãn quốc trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập sau đó. Dù hãn Uzbeg (sultan Mohammed Öz-Beg hay Nguyệt Tức Biệt) đã Hồi giáo hoá hãn quốc này năm 1315 và sử dụng tiếng Mông Cổ làm ngôn ngữ ngoại giao duy nhất, ký tự Mông Cổ đã được các hãn sử dụng cho tới cuối thế kỷ 14. Chúng ta biết rằng Janibeg đã viết một bức thư bằng tiếng Mông Cổ gửi sang Ai Cập và Tokhta, và Tokhtamysh đã đúc những đồng xu với ký tự Mông Cổ.[11] Sau vụ lật đổ vị bá chủ danh nghĩa là Hoàng đế nhà Nguyên Nguyên Huệ Tông Thỏa Hoàn Thiếp Mục Nhĩ (Toghan Temur),[12] Kim Trướng Hãn Quốc mất đi quan hệ với Mông CổTrung Quốc.[13]